Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây cỏ trong nước từ lâu đời. Ngày nay, những hiểu biết về cây cỏ làm thuốc đã biến thành những tri thức thông thường mà nhiều người biết; nhiều cây thuốc đã đi vào đời sống, vào bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Các bậc tiền nhân đã dựa vào những cái đã quan sát, nhận xét, đúc kết trong việc tìm hiểu nhiều loại cây.

  1. Tứ khí, ngũ vị. Chúng biểu thị tính năng cơ bản của dược vật. Người ta nhận thúc tính vị của từng vị thuốc một mặt dựa vào vị giác và khứu giác; mặt khác còn phải căn cứ vào hiệu quả phản ánh khách quan trên lăm sàng trị liệu mà xác định.

Bốn khí đó là tính hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát) trong đó hàn lương thuộc về nhóm âm dược, và nhiệt ôn thuộc về nhóm dương dược. Còn có một loại không ôn, không lương, được gọi là tính bình, nhưng xét về dược lý, không được đơn độc cho là một khí.

Thuốc hàn lương phần nhiều có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, có thể chữa nhiệt chứng, dương chứng. Thuốc ôn nhiệt phần nhiều có tác dụng ôn lương, cứu nghịch, tán hàn, có thể dùng để chữa hàn chứng, âm chứng. Thuốc có tính bình có thể phối dùng với hai loại thuốc chữa nhiệt chứng hoặc hàn chứng.

Năm vị là cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Ngoài ra còn có vị nhạt. Vị của thuốc khác nhau, tác dụng chữa bệnh cũng không giống nhau. Vị cay nói chung hay phát tán (quế, tía tô, kinh giới…), hành khí, chỉ thống (sa nhân, mộc hương…). Vị ngọt nói chung hay bổ dưỡng, còn gọi là làm hòa hoãn sự co thắt đau đớn, lại làm hòa các vị thuốc như cam thảo, hoàng kỳ. Vị chua hay thu liễm, cố sáp (vỏ quả lựu, vỏ chiêu lieu), hay chỉ tả (lá ổi, vỏ thao lao) hoặc sáp tinh (quả trâu cổ). Vị đắng hay thanh nhiệt, tả thực, táo thấp (hoàng bá, hoàng đằng). Vị mặn hay làm mềm chất rắn, tan khối kết, tư nhuận tiềm giáng (ghìm xuống) (rong biển, huyền sâm). Vị nhạt hay thấm lợi tiểu tiện (ý dĩ,thông thảo)

Phần khí là phần bốc hơi, tính nhẹ, thuộc dương. Phần vị chất đậm, tính nặng, thuộc âm. Các vị thuốc được chia làm 2 nhóm lớn:

  1. Loại khí nhiều, vị ít thuộc dương, có tính nóng, đi lên và làm tan ra  như bạc hà, tía tô
  2. Loại vị nhiều, khí ít thuộc âm có tính lạnh, làm ngưng lại và đi xuống như hoàng liên, tam thất.

Vị thuốc cay đơn thuần là thuần dương, tính nóng. Vị thuốc đắng hay mặn đơn thuần là thuần âm, tính lạng.

Nhưng khí và vị có thay đổi tùy theo tỷ lệ hỗn hợp của thành phần cấu tạo các vị thuốc: vị thuốc cay nhiều, đắng ít thì tính ấm, vị thuốc đắng nhiều cay ít thì tính mát; vị thuốc cay mà hơi ngọt thì tính ấm, vị thuốc ngọt mà nhạt thì tính mát. Trong khí vị lại chia ra hậu là đậm đà, nồng nặc, và bạc là nhạt nhẽo, nhẹ nhàng. Hậu thuộc âm, nhưng khí hậu lại thuộc dương; còn bạc thuộc dương nhưng khí bạc lại thuộc âm.

  1. Thăng, giám, phù trầm biểu thị tính chất của dược vật sau khi uống vào người, sẽ sản sinh ra tác dụng riêng biệt như đi lên (thăng), đi xuống (giáng), phát tán, nổi (phù), tiết lợi,  chìm (trầm). Loại thăng phù có những tác dụng thăng dương, phát biểu, tán hàn, ôn lý như dùng lá liễu,nọc sởi, lức dây làm thấu phát ban sởi; dùng thăng ma để làm thăng để chữa trung khí hạ hãm. Loại trầm giáng có những tác dụng làm ghìm dương, giáng nghịch, thu liễm, thẩm thấu, thanh nhiệt, tả hạ, như dùng thạch quyết minh để ghìm dương, chữa can dương bốc lên, dùng hạt tía tô giáng khí để chữa ho suyễn.

Loại thuốc thăng phù phần nhiều là cay ngọt, ấm nóng; loại thuốc trầm giáng phần nhiều là đắng, chua, lạnh mát. Lại còn tùy thuộc vào khí vị bạc hay hậu. Khí bạc thì phát tiết (phát hãn, thăng dương) như kinh giới, thăng ma, sài hồ, cát căn. Khí hậu thì phát nhiệt (ôn lý, tán hàn) như quế, can khương, tiêu lốt. Vị hậu thì tiết lợi (thanh hỏa, tả hạ) như lá muồng, vỏ đại….Vị bạc thì thông (thông, giáng, hạ hành) như phục linh, mộc thông, bạch thược.

Hoa, lá của dược vật có chất nhẹ, xốp phần nhiều có tính năng thăng phù. Hạt, quả có chất nặng phần nhiều có tính trầm giáng. Tuy nhiên cũng có các ngoại lệ.

Vị thuốc cũng có thể bị cải biến tính chất do sự bào chế của con người, và cùng một nhóm thuốc thăng phù dùng trong một loạt thuốc trầm giáng thì sẽ hòa theo số đông; mà dùng thuốc trầm giáng trong một loại thuốc thăng phù thì sẽ thăng phù theo. Nếu bào chế đúng cách thì có thể điều chỉnh tác dụng, ví dụ như vị thuốc nếu sao rượu sẽ làm cho nó có tính đi lên, sao với gừng để tán, sao với giấm để thu liễm, sao với muối để đi xuống.

  1. Dược vật quy kinh: Từ thực tiễn lâm sàng lâu đời, trong Y học cổ truyền, người ta quy các vị thuốc theo ngũ hành ứng với tạng phủ. Vị thuốc có tác dụng trị liệu riêng biệt các bệnh tật ở tạng phủ này, vị thuốc khác lại có tác dụng với tạng phủ khác. Người ta tổng kết những kinh nghiệm đó thành dược vật quy kinh. Thuốc nào chữa bệnh ở kinh nào thì xếp nó quy vào kinh đó

- Những cây có vị cay, tính nóng thuộc Kim như tía tô, gừng, riềng, củ gấu…. hợp với kinh phế, có tác dụng làm ra mồ hôi, làm hạ nhiệt, chống co thắt cơ trơn, do đó trị được các chứng viêm nhiễm, làm thông khí quản, chống đầy hơi và lên men.

- Những cây có vị chua, tính mát thuộc Mộc, hợp với kinh Can như giấm, rau sam…đều có tác dụng chống co quắp, co thắt, co cứng, làm bớt ra mồ hôi, dùng trị di tinh, ỉa chảy.

- Những cây có vị đắng, tính hàn thuộc Hỏa hợp với kinh Tâm như xuyên tâm liên, hoàng đằng dùng hạ nhiệt.

- Những cây có vị mặn, tính lạnh thuộc Thủy, hợp với kinh Thận, làm mềm các chất ứ đọng ở trong ruột, gây nôn tháo hoặc làm tẩy xổ.

- Những cây có vị Ngọt, tính ấm thuộc Thổ, hợp với kinh Tỳ, như cam thảo, có tác dụng điều bổ, làm tang sự hấp thu của ruột và dạ dày.

- Những cây có vị Nhạt, tính bình, hợp với Tam tiêu, như Ô rô, rau nước dừa, có tác dụng tiêu thấp, lợi tiểu.

 

Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây cỏ trong nước từ lâu đời. Ngày nay, những hiểu biết về cây cỏ làm thuốc đã biến thành những tri thức thông thường mà nhiều người biết; nhiều cây thuốc đã đi vào đời sống, vào bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Các bậc tiền nhân đã dựa vào những cái đã quan sát, nhận xét, đúc kết trong việc tìm hiểu nhiều loại cây.

  1. Tứ khí, ngũ vị. Chúng biểu thị tính năng cơ bản của dược vật. Người ta nhận thúc tính vị của từng vị thuốc một mặt dựa vào vị giác và khứu giác; mặt khác còn phải căn cứ vào hiệu quả phản ánh khách quan trên lăm sàng trị liệu mà xác định.

Bốn khí đó là tính hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát) trong đó hàn lương thuộc về nhóm âm dược, và nhiệt ôn thuộc về nhóm dương dược. Còn có một loại không ôn, không lương, được gọi là tính bình, nhưng xét về dược lý, không được đơn độc cho là một khí.

Thuốc hàn lương phần nhiều có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, có thể chữa nhiệt chứng, dương chứng. Thuốc ôn nhiệt phần nhiều có tác dụng ôn lương, cứu nghịch, tán hàn, có thể dùng để chữa hàn chứng, âm chứng. Thuốc có tính bình có thể phối dùng với hai loại thuốc chữa nhiệt chứng hoặc hàn chứng.

Năm vị là cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Ngoài ra còn có vị nhạt. Vị của thuốc khác nhau, tác dụng chữa bệnh cũng không giống nhau. Vị cay nói chung hay phát tán (quế, tía tô, kinh giới…), hành khí, chỉ thống (sa nhân, mộc hương…). Vị ngọt nói chung hay bổ dưỡng, còn gọi là làm hòa hoãn sự co thắt đau đớn, lại làm hòa các vị thuốc như cam thảo, hoàng kỳ. Vị chua hay thu liễm, cố sáp (vỏ quả lựu, vỏ chiêu lieu), hay chỉ tả (lá ổi, vỏ thao lao) hoặc sáp tinh (quả trâu cổ). Vị đắng hay thanh nhiệt, tả thực, táo thấp (hoàng bá, hoàng đằng). Vị mặn hay làm mềm chất rắn, tan khối kết, tư nhuận tiềm giáng (ghìm xuống) (rong biển, huyền sâm). Vị nhạt hay thấm lợi tiểu tiện (ý dĩ,thông thảo)

Phần khí là phần bốc hơi, tính nhẹ, thuộc dương. Phần vị chất đậm, tính nặng, thuộc âm. Các vị thuốc được chia làm 2 nhóm lớn:

  1. Loại khí nhiều, vị ít thuộc dương, có tính nóng, đi lên và làm tan ra  như bạc hà, tía tô
  2. Loại vị nhiều, khí ít thuộc âm có tính lạnh, làm ngưng lại và đi xuống như hoàng liên, tam thất.

Vị thuốc cay đơn thuần là thuần dương, tính nóng. Vị thuốc đắng hay mặn đơn thuần là thuần âm, tính lạng.

Nhưng khí và vị có thay đổi tùy theo tỷ lệ hỗn hợp của thành phần cấu tạo các vị thuốc: vị thuốc cay nhiều, đắng ít thì tính ấm, vị thuốc đắng nhiều cay ít thì tính mát; vị thuốc cay mà hơi ngọt thì tính ấm, vị thuốc ngọt mà nhạt thì tính mát. Trong khí vị lại chia ra hậu là đậm đà, nồng nặc, và bạc là nhạt nhẽo, nhẹ nhàng. Hậu thuộc âm, nhưng khí hậu lại thuộc dương; còn bạc thuộc dương nhưng khí bạc lại thuộc âm.

  1. Thăng, giám, phù trầm biểu thị tính chất của dược vật sau khi uống vào người, sẽ sản sinh ra tác dụng riêng biệt như đi lên (thăng), đi xuống (giáng), phát tán, nổi (phù), tiết lợi,  chìm (trầm). Loại thăng phù có những tác dụng thăng dương, phát biểu, tán hàn, ôn lý như dùng lá liễu,nọc sởi, lức dây làm thấu phát ban sởi; dùng thăng ma để làm thăng để chữa trung khí hạ hãm. Loại trầm giáng có những tác dụng làm ghìm dương, giáng nghịch, thu liễm, thẩm thấu, thanh nhiệt, tả hạ, như dùng thạch quyết minh để ghìm dương, chữa can dương bốc lên, dùng hạt tía tô giáng khí để chữa ho suyễn.

Loại thuốc thăng phù phần nhiều là cay ngọt, ấm nóng; loại thuốc trầm giáng phần nhiều là đắng, chua, lạnh mát. Lại còn tùy thuộc vào khí vị bạc hay hậu. Khí bạc thì phát tiết (phát hãn, thăng dương) như kinh giới, thăng ma, sài hồ, cát căn. Khí hậu thì phát nhiệt (ôn lý, tán hàn) như quế, can khương, tiêu lốt. Vị hậu thì tiết lợi (thanh hỏa, tả hạ) như lá muồng, vỏ đại….Vị bạc thì thông (thông, giáng, hạ hành) như phục linh, mộc thông, bạch thược.

Hoa, lá của dược vật có chất nhẹ, xốp phần nhiều có tính năng thăng phù. Hạt, quả có chất nặng phần nhiều có tính trầm giáng. Tuy nhiên cũng có các ngoại lệ.

Vị thuốc cũng có thể bị cải biến tính chất do sự bào chế của con người, và cùng một nhóm thuốc thăng phù dùng trong một loạt thuốc trầm giáng thì sẽ hòa theo số đông; mà dùng thuốc trầm giáng trong một loại thuốc thăng phù thì sẽ thăng phù theo. Nếu bào chế đúng cách thì có thể điều chỉnh tác dụng, ví dụ như vị thuốc nếu sao rượu sẽ làm cho nó có tính đi lên, sao với gừng để tán, sao với giấm để thu liễm, sao với muối để đi xuống.

  1. Dược vật quy kinh: Từ thực tiễn lâm sàng lâu đời, trong Y học cổ truyền, người ta quy các vị thuốc theo ngũ hành ứng với tạng phủ. Vị thuốc có tác dụng trị liệu riêng biệt các bệnh tật ở tạng phủ này, vị thuốc khác lại có tác dụng với tạng phủ khác. Người ta tổng kết những kinh nghiệm đó thành dược vật quy kinh. Thuốc nào chữa bệnh ở kinh nào thì xếp nó quy vào kinh đó

- Những cây có vị cay, tính nóng thuộc Kim như tía tô, gừng, riềng, củ gấu…. hợp với kinh phế, có tác dụng làm ra mồ hôi, làm hạ nhiệt, chống co thắt cơ trơn, do đó trị được các chứng viêm nhiễm, làm thông khí quản, chống đầy hơi và lên men.

- Những cây có vị chua, tính mát thuộc Mộc, hợp với kinh Can như giấm, rau sam…đều có tác dụng chống co quắp, co thắt, co cứng, làm bớt ra mồ hôi, dùng trị di tinh, ỉa chảy.

- Những cây có vị đắng, tính hàn thuộc Hỏa hợp với kinh Tâm như xuyên tâm liên, hoàng đằng dùng hạ nhiệt.

- Những cây có vị mặn, tính lạnh thuộc Thủy, hợp với kinh Thận, làm mềm các chất ứ đọng ở trong ruột, gây nôn tháo hoặc làm tẩy xổ.

- Những cây có vị Ngọt, tính ấm thuộc Thổ, hợp với kinh Tỳ, như cam thảo, có tác dụng điều bổ, làm tang sự hấp thu của ruột và dạ dày.

- Những cây có vị Nhạt, tính bình, hợp với Tam tiêu, như Ô rô, rau nước dừa, có tác dụng tiêu thấp, lợi tiểu.

 

 

 

 

 

  • Hoa Tam Thất - dược liệu tuyệt vời cho sức khỏe của gia đình
    Hoa Tam Thất từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ trị mất ngủ, huyết áp cao, mỡ máu... Nụ hoa tam thất có vị ngọt tính mát, chứa hoạt chất nhân sâm rb1 rb2 nên có tính chất tương đồng với nhân sâm.
    Chi Tiết
  • Bài thuốc Tỏi, Gừng, Chanh, Giấm Táo và Mật Ong thông tim mạch
    Các bác sĩ hàng đầu đã phát hiện là sự kết hợp tỏi (garlic), Giấm(vinegar) và mật ong (honey) cho ta một liều thuốc kỳ diệu có thể chữa được mọi bệnh tật từ ung thư tới viêm khớp. Các chuyên gia đã kiểm chứng là bộ ba tỏi - giấm- mật ong có thể “quét sạch” các bệnh thông thường lẫn cả các bệnh hiếm xẩy ra. Những bệnh đã được chữa thành công gồm có bệnh Alzheimer, viêm khớp, cao huyết áp, ung thư, cholesterol cao, cảm lạnh, cúm, đầy hơi, chậm tiêu, nhức đầu, tim mạch, đau răng, mập phì, loét và nhều bệnh khác nữa.
    Chi Tiết

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng chờ!